Category Archives: Story

san-vuon-huong-ngoai-hien-dai-03

Thiết kế Sân vườn cho nhà người hướng ngoại

Thiết kế Sân vườn cho nhà người hướng ngoại

I. Đặc điểm không gian sân vườn mà người hướng ngoại mong muốn

Tính cách của người hướng ngoại có ảnh hưởng đến việc tạo nên một không gian nội thất với những đặc điểm sau:

1. Cây xanh

  • Dáng cây: Người hướng ngoại thường ưa chuộng cây có dáng tự nhiên, ít cắt tỉa hoặc những cây có dáng hình độc lạ, thu hút sự chú ý.
  • Loại cây: Người hướng ngoại thích những loại cây có hoa và màu sắc tươi tắn, tạo nên điểm nhấn trong không gian. Ngoài ra họ cũng thích những cây xanh quanh năm nhằm tăng sự sống động của sân vườn.
  • Ý nghĩa: Một số người có thể chọn cây theo ý nghĩa tâm linh hay sở thích cá nhân, thể hiện quan niệm sống và cá tính của chủ nhà.
san-vuon-huong-ngoai-cay-01
san-vuon-huong-ngoai-cay-02
san-vuon-huong-ngoai-cay-03

Cây dáng tự nhiên, màu sắc đa dạng và có ý nghĩa.

2. Vật liệu

  • Gỗ tự nhiên: Là loại vật liệu phổ biến, mang đến sự ấm áp và gần gũi với thiên nhiên. Vật liệu gỗ thường được sử dụng cho bộ bàn ghế ngoài trời hay chòi nghỉ.
  • Đá tự nhiên: Đá thường đại diện cho sự bền vững, thường được sử dụng cho lối đi, bậc thang hoặc cảnh quan sân vườn, hồ cá.
  • Gạch đất nung: Gạch đất nung mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi, thường được sử dụng cho sàn hoặc bo vỉa cây xanh.
  • Mây và tre: Cả hai đều là vật liệu linh hoạt và nhẹ, mang lại sự thoải mái và thư giãn, thường sử dụng cho đồ ngoại thất như ghế đẩu, sofa hoặc kệ trưng bày cây cảnh.
  • Kim loại nhẹ: Sử dụng kim loại nhẹ như nhôm hoặc thép không gỉ mang đến sự hiện đại và sáng tạo cho không gian, thường được sử dụng làm khung mái thép, chòi nghỉ, chi tiết trang trí.
san-vuon-huong-ngoai-vat-lieu-01
san-vuon-huong-ngoai-vat-lieu-02
san-vuon-huong-ngoai-vat-lieu-03

Vật liệu mang sự sáng tạo và linh hoạt.

3. Trang trí, điểm nhấn

  • Với trang trí tự nhiên, người hướng ngoại thích sử dụng sỏi, đá cuội để tạo lối đi hoặc làm điểm nhấn cho khu vực nhất định. Ngoài ra, tường cây cũng là một cách sáng tạo trở thành điểm nhấn nghệ thuật và tăng thẩm mỹ cho không gian.
  • Với trang trí nhân tạo, có thể sử dụng điêu khắc nghệ thuật và đèn ngoại thất để mang sự thú vị đến với không gian, thôi thúc tính sáng tạo của chủ nhà.
san-vuon-huong-ngoai-trang-tri-01
san-vuon-huong-ngoai-trang-tri-02
san-vuon-huong-ngoai-trang-tri-03

Trang trí thể hiện sự sáng tạo và thú vị.

4. Không gian thư giãn

  • Khu nghỉ: Chòi nghỉ của người hướng ngoại thường có thiết kế mở để tạo nên một không gian thoải mái và linh hoạt. Đây là nơi để họ hòa mình vào không gian tự nhiên hoặc trò chuyện cùng bạn bè, khách mời.
san-vuon-huong-ngoai-khu-nghi-01
san-vuon-huong-ngoai-khu-nghi-02
san-vuon-huong-ngoai-khu-nghi-03

Nơi người hướng ngoại thư giãn cùng bạn bè.

  • Bể bơi: Bể bơi của người hướng ngoại đôi khi không theo truyền thống mà có hình dạng và kích thước khác nhau, thể hiện sự sáng tạo và tìm cái mới mẻ của chủ nhà. Bể bơi thường gắn liền với nhiều hạng mục có tính giải trí hoặc tăng tương tác với nhiều người như BBQ, cầu trượt, ghế nằm,…
san-vuon-huong-ngoai-be-boi-01
san-vuon-huong-ngoai-be-boi-02
san-vuon-huong-ngoai-be-boi-3

Bể bơi là nơi thư giãn, giải trí và sáng tạo của người hướng ngoại.

  • Không gian thú cưng: Với những người hướng ngoại có sở thích nuôi thú cưng như hồ cá hoặc vườn chim cảnh thì một không gian mở sẽ giúp chủ nhà tăng tính liên kết giữa các không gian với nhau. Đây có thể là nơi gia chủ trò chuyện cùng bạn bè, khách mời mà vẫn thưởng thức không khí của tự nhiên trong sân vườn.
san-vuon-huong-ngoai-thu-cung-01
san-vuon-huong-ngoai-thu-cung-02
san-vuon-huong-ngoai-thu-cung-03

Không gian thú cưng là nơi người hướng ngoại cùng khách mời thưởng thức thiên nhiên.

II. Các mẫu phong cách thiết kế sân vườn cho người hướng ngoại

Dựa vào những đặc điểm chung của người hướng ngoại, có bốn phong cách kiến trúc phù hợp đó là Hiện đại, Scandinavian, Cổ điển và Tân cổ điển. Để hiểu rõ hơn tại sao bốn phong cách này phù hợp với người hướng ngoại, các bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Thiết kế không gian sống cho người hướng ngoại

Sau đây là đặc điểm sân vườn theo năm phong cách trên:

1. Hiện đại

Sân vườn theo phong cách kiến trúc này thường mang đến một không gian mở linh hoạt, điều mà nhiều người hướng ngoại đánh giá cao. Ngoài ra, phong cách này còn mang đến sự sáng tạo và mới mẻ bởi sử dụng vật liệu hiện đại. Không gian đa nhiệm có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như tiếp khách, nghỉ ngơi, tổ chức tiệc.

san-vuon-huong-ngoai-hien-dai-01
san-vuon-huong-ngoai-hien-dai-02
san-vuon-huong-ngoai-hien-dai-03

Phong cách hiện đại mang đến không gian linh hoạt, sáng tạo và mới mẻ.

2. Scandinavian

Sân vườn theo phong cách kiến trúc này thường mang đến một không gian tinh tế, gần gũi với thiên nhiên. Điều này giúp mang lại cho chủ nhà một không gian mở, nơi gắn kết nhiều người trong một không gian. Đường nét thường đơn giản, ít trang trí và tập trung vào vẻ đẹp tự nhiên. Đồ ngoại thất thường làm từ tự nhiên và chế tạo thủ công mang sự thân thiện và có ý nghĩa đặc biệt với chủ nhà.

san-vuon-huong-ngoai-scandinavian-01
san-vuon-huong-ngoai-scandinavian-02
san-vuon-huong-ngoai-scandinavian-03

Không gian gần gũi với thiên nhiên và gắn kết mọi người với nhau.

3. Cổ điển

Sân vườn theo phong cách kiến trúc Cổ điển mang đến một không gian ngoại thất sang trọng, quý phái, điều mà nhiều người hướng ngoại đánh giá cao. Không gian đa nhiệm giúp chủ nhà sử dụng vào nhiều mục đích như tiếp khách, tổ chức tiệc hay thư giãn.

san-vuon-huong-ngoai-co-dien-01
san-vuon-huong-ngoai-co-dien-02
san-vuon-huong-ngoai-co-dien-03

Không gian đa nhiệm, sang trọng và quý phái.

4. Tân cổ điển

Sân vườn theo phong cách kiến trúc Tân cổ điển là sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ điển, tạo nên một không gian ngoại thất độc đáo và hiện đại. Đây là điều mà người hướng ngoại ưa thích bởi sự sáng tạo và mới mẻ trong thiết kế.

san-vuon-huong-ngoai-tan-co-dien-01
san-vuon-huong-ngoai-tan-co-dien-02
san-vuon-huong-ngoai-tan-co-dien-03

Phong cách Tân cổ điển là lựa chọn cho người ưa thích cổ điển và hiện đại.

san-vuon-huong-noi-features

Thiết kế Sân vườn cho nhà người hướng nội

Thiết kế Sân vườn cho nhà người hướng nội

I. Đặc điểm không gian sân vườn mà người hướng nội mong muốn

Tính cách của người hướng nội có ảnh hưởng đến việc tạo nên một không gian nội thất với những đặc điểm sau:

1. Cây xanh

  • Dáng cây: Người hướng nội thích những loại cây có dáng nhỏ, gọn hoặc cây có dáng cao, thẳng để không gian không bị chật chội và có trật tự.
  • Loại cây: Người hướng nội thích những loại cây lá xanh, không màu mè, hoặc nếu có thì thường là những cây có màu sắc nhẹ nhàng, điểm nhẹ, tạo sự “nhấn nhá” và mang lại chút “vui tươi” cho không gian. Ngoài ra, với những cây có hương thơm thì thường là những cây có hương nhẹ, mang đến sự “xoa dịu” và thư giãn cho chủ nhà.
  • Dễ chăm sóc: Người hướng nội thích chọn những loại cây dễ chăm sóc và có khả năng sống bền bỉ.
  • Ý nghĩa: Một số người có thể chọn cây theo ý nghĩa tâm linh hay sở thích cá nhân, thể hiện quan niệm sống và cá tính của chủ nhà.
san-vuon-huong-noi-cay-xanh-01
san-vuon-huong-noi-cay-xanh-02
san-vuon-huong-noi-cay-xanh-03

Cây dáng thẳng, gọn gàng và dễ chăm sóc.

2. Vật liệu

  • Gỗ: Mang lại sự ấm áp và gần gũi cho không gian, thường được sử dụng cho bộ bàn ghế, sàn và chòi nghỉ.
  • Đá tự nhiên: Đá thường đại diện cho sự bền vững, thường được sử dụng cho lối đi, bậc thang hoặc cảnh quan sân vườn, hồ cá.
  • Gạch đất nung: Gạch đất nung mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi, thường được sử dụng cho sàn hoặc bo vỉa cây xanh.
  • Mây và tre: Cả hai đều là vật liệu linh hoạt và nhẹ, mang lại sự thoải mái và thư giãn, thường sử dụng cho đồ ngoại thất như ghế đẩu, sofa hoặc kệ trưng bày cây cảnh.
  • Kim loại nhẹ: Sử dụng kim loại nhẹ như nhôm hoặc thép không gỉ mang đến sự hiện đại và sáng tạo cho không gian, thường được sử dụng làm khung mái thép, chòi nghỉ, chi tiết trang trí.
san-vuon-huong-noi-vat-lieu-01
san-vuon-huong-noi-vat-lieu-02
san-vuon-huong-noi-vat-lieu-03

Vật liệu mang sự gần gũi và ấm cúng cho không gian.

3. Trang trí, điểm nhấn

  • Với trang trí tự nhiên, người hướng nội thích sử dụng những mẫu đá vừa phải hoặc hồ mini, suối nhỏ để tạo điểm nhấn. Ngoài ra, có thể sử dụng dàn dây leo trên các tường rào, một ít hoa để tạo sự “nhấn nhá” trong không gian.
  • Với trang trí nhân tạo, có thể sử dụng tượng đá có ý nghĩa cá nhân với chủ nhà. Các đèn ngoại thất với chức năng dẫn hướng, chiếu điểm giúp không gian có sự logic và gọn gàng.
san-vuon-huong-noi-trang-tri-01
san-vuon-huong-noi-trang-tri-02
san-vuon-huong-noi-trang-tri-03

Trang trí nhỏ, vừa phải, thể hiện sự gọn gàng và logic.

4. Không gian thư giãn

  • Khu nghỉ: Khu nghỉ của người hướng nội thường được thiết kế để tối ưu hóa sự thoải mái và gần gũi với thiên nhiên, mang sự yên bình và tĩnh lặng. Đây là không gian cá nhân, thể hiện sở thích và tính cách của họ, thường có các đồ trang trí, sách hoặc vật dụng mà họ yêu thích.
san-vuon-huong-noi-khu-nghi-01
san-vuon-huong-noi-khu-nghi-02
san-vuon-huong-noi-khu-nghi-03

Không gian cá nhân nơi người hướng nội được là chính mình.

  • Bể bơi: Bể bơi của người hướng nội là nơi để họ thư giãn và có sự riêng tư. Họ thích bể bơi được bao quanh bởi cây cỏ, tường rào hoặc các yếu tố kiến trúc khác. Cạnh bể bơi là không gian yên tĩnh với ghế nằm giúp họ thư giãn và tái tạo năng lượng.
san-vuon-huong-noi-be-boi-01
san-vuon-huong-noi-be-boi-02
san-vuon-huong-noi-be-boi-03

Bể bơi là nơi thư giãn riêng tư của người hướng nội.

  • Không gian thú cưng: Với những người hướng nội có sở thích nuôi thú cưng như hồ cá hoặc vườn chim cảnh thì không gian thường được bao quanh bởi tường rào, cây cỏ, tạo sự riêng tư và yên tĩnh giúp chủ nhà có không gian riêng, tận hưởng sự thư giãn và tương tác với vật nuôi.
san-vuon-huong-noi-thu-cung-01
san-vuon-huong-noi-thu-cung-02
san-vuon-huong-noi-thu-cung-03

Không gian thú cưng là nơi người hướng nội “chìm đắm” trong thú vui của mình.

II. Các mẫu phong cách thiết kế sân vườn cho người hướng nội

Dựa vào những đặc điểm chung của người hướng nội, có bốn phong cách kiến trúc phù hợp đó là Scandinavian, Minimalist, Wabi-sabi và truyền thống Việt Nam. Để hiểu rõ hơn tại sao bốn phong cách này phù hợp với người hướng nội, các bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Thiết kế không gian sống cho người hướng nội

Sau đây là đặc điểm sân vườn theo bốn phong cách trên:

1. Scandinavian

Sân vườn theo phong cách kiến trúc này thường mang đến một không gian tinh tế, gần gũi với thiên nhiên. Đường nét thường đơn giản, ít trang trí và tập trung vào vẻ đẹp tự nhiên. Đồ ngoại thất thường làm từ tự nhiên và chế tạo thủ công mang sự thân thiện và có ý nghĩa đặc biệt với chủ nhà.

vuon-huong-noi-scandi-01
vuon-huong-noi-scandi-02
vuon-huong-noi-scandi-03

Đơn giản, gần gũi với tự nhiên là đặc trưng của phong cách Scandinavian.

2. Minimalist

Sân vườn theo phong cách kiến trúc Minimalist có cấu trúc và đường nét gọn gàng, đơn giản. Tất cả đều được tối ưu hóa để tạo ra sự sạch sẽ và tinh tế. Đồ ngoại thất thường không có chi tiết phức tạp mà tập trung vào chức năng và thẩm mỹ tối giản. Vật liệu của đồ ngoại thất thường là kim loại, gỗ tự nhiên, kính, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn dễ sử dụng và vệ sinh.

vuon-huong-noi-mini-01
vuon-huong-noi-mini-02
vuon-huong-noi-mini-03

Đơn giản, sạch sẽ là điều mà phong cách Minimalist mang lại.

3. Wabi-sabi

Sân vườn Wabi-sabi là một không gian của sự tối giản và tôn trọng thời gian. Các yếu tố tự nhiên như cây cỏ mọc hoang dại, đá vụn, vết nứt là vẻ đẹp đặc trưng của phong cách này. Vật liệu chủ yếu là vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tạo sự gần gũi với tự nhiên. Không gian sân vườn thường tĩnh lặng, trầm bình, nơi mà người hướng nội có thể thư giãn và tận hưởng sự yên bình. Đồ ngoại thất thường là đồ thô mộc, làm từ tự nhiên và thủ công, mang sự không hoàn hảo đến không gian và có ý nghĩa cá nhân với chủ nhà.

vuon-huong-noi-wabi-01
vuon-huong-noi-wabi-02
vuon-huong-noi-wabi-03

Tự nhiên, thuận theo thời gian là triết lý mà phong cách Wabi-sabi muốn mang đến.

4. Truyền thống Việt Nam

Sân vườn theo phong cách kiến trúc Truyền thống Việt Nam mang đến một không gian gần gũi và chứa đựng tinh thần truyền thống của đất nước. Sân vườn thường sử dụng các loại cây và hoa Việt Nam như hoa sen, cúc, mai và đào, tạo nên một không gian mộc mạc. Vật liệu sử dụng thường là vật liệu tự nhiên như gạch, gỗ, tre,… tạo nên chi tiết truyền thống trong kiến trúc sân vườn. Các trang trí trong không gian thường là những đồ thủ công truyền thống như điêu khắc gỗ, mây, tre đan và tượng gốm sứ.

vuon-huong-noi-vn-01
vuon-huong-noi-vn-02
vuon-huong-noi-vn-03

Phong cách Truyền thống Việt Nam mang đến sự thân thuộc và tinh thần đất nước.

noi-that-huong-ngoai-features

Thiết kế Nội thất cho nhà người hướng ngoại

Thiết kế Nội thất cho nhà người hướng ngoại

I. Đặc điểm không gian nội thất mà người hướng ngoại mong muốn

Tính cách của người hướng nội có ảnh hưởng đến việc tạo nên một không gian nội thất với những đặc điểm sau:

1. Màu sắc

  • Màu sắc sôi động, đa dạng: Người hướng ngoại thường ưa chuộng màu sắc sôi động, tạo nên không gian sống thể hiện tính cách năng động của họ.
  • Tương phản: Sự tương phản giữa các màu sắc tạo nên điểm nhấn mạnh mẽ trong không gian, thể hiện sự độc lạ, cá tính của chủ nhà.
noi-that-huong-ngoai-mau-sac-01
noi-that-huong-ngoai-mau-sac-02
noi-that-huong-ngoai-mau-sac-03

Màu sắc nội thất đa dạng và tương phản mạnh.

2. Nội thất

  • Linh hoạt: Người hướng ngoại thường thích đồ nội thất có tính di động, có thể sắp xếp lại để tạo ra một không gian mới.
  • Tính cá nhân: Người hướng ngoại thường chọn những đồ nội thất có ý nghĩa cá nhân, có thể là bức tranh được tặng, đồ lưu niệm từ những chuyến du lịch hoặc những đồ độc lạ.
noi-that-huong-ngoai-noi-that-01
noi-that-huong-ngoai-noi-that-02
noi-that-huong-ngoai-noi-that-03

Nội thất linh hoạt và đa nhiệm cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

3. Không gian

  • Không gian mở: Người hướng ngoại thích được ở trong một không gian mở, nơi có sự tương tác giữa các phòng với nhau. Các khu vực sinh hoạt chung được thiết kế tối ưu để tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình và khách mời.
  • Tương tác với tự nhiên: Người hướng ngoại thích một không gian có sự kết nối với thiên nhiên. Căn phòng thường có cửa kính lớn hoặc tường kính để họ có thể nhìn thấy hoặc bước vào khu vườn của họ.
noi-that-huong-ngoai-khong-gian-01
noi-that-huong-ngoai-khong-gian-02
noi-that-huong-ngoai-khong-gian-03

Không gian mở cho các hoạt động chung nhằm tăng tương tác giữa mọi người.

4. Ánh sáng

  • Ánh sáng tự nhiên: Đây là nguồn sáng mang lại sự thoải mái cho căn phòng, giúp người hướng ngoại được tiếp thêm năng lượng cho các hoạt động sôi nổi của họ.
  • Chiếu sáng sáng tạo: Người hướng ngoại thích sự mới lạ với những bộ đèn có hình thù độc đáo. Ngoài ra họ muốn một số không gian sử dụng những khung kính có hình thù hoặc kính màu để tăng cường không khí sáng tạo và năng động trong ngôi nhà.
noi-that-huong-ngoai-anh-sang-01
noi-that-huong-ngoai-anh-sang-02
noi-that-huong-ngoai-anh-sang-03

Ánh sáng độc đáo mang lại không khí sáng tạo.

II. Làm thế nào để tạo ra không gian nội thất cho người hướng ngoại

Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi thiết kế nội thất cho ba không gian điển hình của một ngôi nhà dành cho người hướng ngoại:

1. Phòng khách:

  • Công năng: Phòng khách của người hướng ngoại thường được sử dụng vào nhiều mục đích từ tiếp khách đến giải trí. Đồ nội thất trong phòng có thể dễ dàng di chuyển hoặc đa nhiệm để sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau.
  • Vật liệu: Người hướng ngoại thường thích những vật liệu độc đáo để tạo nên không gian sống sáng tạo, thể hiện cá tính và cái tôi của chủ nhà.
  • Nội thất: Gia chủ hướng ngoại thường ưa chuộng đồ nội thất có thể dễ dàng di chuyển và đa nhiệm cho nhiều hoạt động khác nhau. Ngoài ra đồ nội thất còn có sự đa dạng và độc lạ, thể hiện cá tính của chủ nhà
  • Trang trí: Gia chủ hướng ngoại thường chọn những đồ trang trí theo sở thích cá nhân, thường là những món đồ có ý nghĩa cá nhân với họ hoặc những món đồ độc lạ, thể hiện sự đa dạng và sáng tạo trong gu thẩm mỹ của họ.
  • Ánh sáng: Ánh sáng thường được khai thác một cách sáng tạo. Các mẫu đèn chùm, đèn tường mà người hướng ngoại thích thường có hình dáng độc đáo, thiết kế có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra màu sắc chiếu sáng cũng đa dạng, mang lại sự sáng tạo và ấm cúng cho không gian.
noi-that-huong-ngoai-khach-01
noi-that-huong-ngoai-khach-02
noi-that-huong-ngoai-khach-03

2. Phòng bếp:

  • Công năng: Phòng bếp của người hướng ngoại được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích, từ nấu ăn hàng ngày cho đến tổ chức tiệc. Vì vậy các thiết bị bếp và các khu công năng cần được bố trí linh hoạt và đa năng.
  • Vật liệu: Vật liệu mang nhiều màu sắc, chất liệu khác nhau để thể hiện một không gian cá nhân và độc đáo. Tuy nhiên vật liệu được sử dụng phải dễ bảo quản và dễ dàng vệ sinh.
  • Nội thất: Nội thất trong phòng bếp thường là những thiết bị linh hoạt và đa nhiệm, nhằm sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra, bộ bàn ăn thường có kích thước lớn, có thể phục vụ cho nhiều người.
  • Trang trí: Người hướng ngoại thường sử dụng những đồ trang trí nghệ thuật, tranh ảnh hoặc đồ trang trí tự làm thể hiện sự độc đáo và cá nhân hóa, khiến không gian trở nên đặc sắc. Ngoài ra, người hướng ngoại thường tập trung vào việc sắp xếp và bày trí không gian, nhằm tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ trong phòng bếp.
  • Ánh sáng: Chiếu sáng trong phòng bếp thường được sử dụng với mục đích thể hiện sự sáng tạo và cá tính của chủ nhà, mang lại không khí năng động và thúc đẩy tương tác giữa các thành viên trong gia đình và khách mời.
noi-that-huong-ngoai-bep-01
noi-that-huong-ngoai-bep-02
noi-that-huong-ngoai-bep-03

3. Phòng ngủ:

  • Công năng: Phòng ngủ của người hướng ngoại được thiết kế để làm nổi bật chức năng chính: giấc ngủ. Đây là nơi mà người hướng ngoại tận hưởng không khí thư giãn sau một khoảng thời gian dài cho các hoạt động sôi nổi.
  • Vật liệu: Sự linh hoạt trong việc sử dụng vật liệu thể hiện một phòng ngủ đầy cá tính và mới lạ của chủ nhà. Việc kết hợp giữa các vật liệu gỗ, vải và kim loại sẽ tạo nên một phòng ngủ ấm cúng, thoải mái nhưng đầy thú vị.
  • Nội thất: Giường ngủ là đồ nội thất chính trong không gian này, mang đặc điểm độc đáo và thể hiện tính cách sáng tạo, tự do của người hướng ngoại. Đồ nội thất trong phòng ngủ thường có những thiết kế độc đáo và không bị giới hạn bởi những quy tắc cứng nhắc.
  • Trang trí: Trang trí thường được thể hiện theo gu thẩm mỹ và sở thích cá nhân. Có thể là những chiếc gối, khăn trải giường với hoa văn nghệ thuật hoặc những mẫu đèn với thiết kế độc đáo.
  • Ánh sáng: Màu sắc ánh sáng thường có sự sáng tạo, tạo nên không gian cá nhân. Các mẫu đèn có thiết kế độc đáo với hình dạng kỳ lạ, chất liệu khác nhau tạo điểm nhấn. Ngoài ra người hướng ngoại thích sáng tạo trong việc sử dụng nhiều nguồn sáng khác nhau và không tuân theo quy tắc kích thước và số lượng đèn. Các thiết bị đèn có tính năng cảm biến thông minh cho phép người hướng ngoại điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn và tạo ra không gian linh hoạt.
noi-that-huong-ngoai-ngu-01
noi-that-huong-ngoai-ngu-02
noi-that-huong-ngoai-ngu-03

III. Các mẫu phong cách thiết kế nội thất cho người hướng ngoại

Dựa vào những đặc điểm chung của người hướng ngoại, có năm phong cách kiến trúc phù hợp đó là Hiện đại, Hậu hiện đại, Bắc Âu, Cổ điển và Tân cổ điển. Để hiểu rõ hơn tại sao bốn phong cách này phù hợp với người hướng ngoại, các bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Thiết kế không gian sống cho người hướng ngoại

Sau đây là những mẫu thiết kế nội thất theo bốn phong cách trên:

Hiện đại:

noi-that-huong-ngoai-hien-dai-01
noi-that-huong-ngoai-hien-dai-02
noi-that-huong-ngoai-hien-dai-03

Hậu hiện đại:

noi-that-huong-ngoai-hau-hien-dai-01
noi-that-huong-ngoai-hau-hien-dai-02
noi-that-huong-ngoai-hau-hien-dai-03

Bắc Âu:

noi-that-huong-ngoai-bac-au-01
noi-that-huong-ngoai-bac-au-02
noi-that-huong-ngoai-bac-au-03

Cổ điển:

noi-that-huong-ngoai-co-dien-01
noi-that-huong-ngoai-co-dien-02
noi-that-huong-ngoai-co-dien-03

Tân cổ điển:

noi-that-huong-ngoai-tan-co-dien-01
noi-that-huong-ngoai-tan-co-dien-02
noi-that-huong-ngoai-tan-co-dien-03
noi-that-huong-noi-features

Thiết kế Nội thất cho nhà người hướng nội

Thiết kế Nội thất cho nhà người hướng nội

I. Đặc điểm không gian nội thất mà người hướng nội mong muốn

Tính cách của người hướng nội có ảnh hưởng đến việc tạo nên một không gian nội thất với những đặc điểm sau:

1. Màu sắc

  • Màu sắc nhẹ nhàng: Người hướng nội thích những không gian mang màu sắc đơn giản và nhẹ nhàng như trắng, xám, xanh dương nhạt hoặc màu be – những tông màu mang lại sự tĩnh lặng và cảm giác thoải mái
  • Tương phản nhẹ: Một chút tương phản trong không gian sẽ tạo nên sự “nhấn nhá” mà vẫn giữ cho không gian được tự nhiên và thư giãn.
noi-that-huong-noi-mau-sac-01
noi-that-huong-noi-mau-sac-02
noi-that-huong-noi-mau-sac-03

Màu sắc nội thất nhẹ nhàng và tương phản nhẹ.

2. Nội thất

  • Đơn giản: Người hướng nội thích được ở trong một không gian gọn gàng, ngăn nắp và có sự sắp xếp logic. Vì vậy đồ nội thất mà họ lựa chọn thường đơn giản, mộc mạc và trang nhã
  • Tính cá nhân: Người hướng nội yêu thích những món đồ có câu truyện riêng và có sự kết nối tinh thần với họ.
noi-that-huong-noi-noi-that-01
noi-that-huong-noi-noi-that-02
noi-that-huong-noi-noi-that-03

Nội thất có sự đơn giản và mang ý nghĩa cá nhân.

3. Không gian

  • Yên tĩnh, riêng tư: Người hướng nội thích được ở trong một không gian riêng tư, tĩnh lặng như góc đọc sách nhỏ hoặc không gian bàn trà để họ có thể thư giãn và tận hưởng “không khí một mình”.
  • Liên kết với tự nhiên: Người hướng nội cũng tìm đến sự yên bình thông qua tự nhiên. Họ thích được ở trong một không gian xanh với ánh sáng tự nhiên, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái.
noi-that-huong-noi-khong-gian-03
noi-that-huong-noi-khong-gian-02
noi-that-huong-noi-khong-gian-01

Không gian yên tĩnh, riêng tư và liên kết với tự nhiên.

4. Ánh sáng

  • Ánh sáng tự nhiên: Đây là nguồn sáng mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người hướng nội, mang đến sự trong lành cho không gian.
  • Ánh sáng ấm: Đến từ các nguồn sáng như ánh sáng tự nhiên hoặc đèn trần và đèn bàn mang lại cảm giác ấm áp và thư giãn cho không gian.
noi-that-huong-noi-anh-sang-01
noi-that-huong-noi-anh-sang-03
noi-that-huong-noi-anh-sang-02

Ánh sáng mang sự ấm áp và thoải mái cho chủ nhà.

II. Làm thế nào để tạo ra không gian nội thất cho người hướng nội

Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi thiết kế nội thất cho ba không gian điển hình của một ngôi nhà dành cho người hướng nội:

1. Phòng khách:

  • Công năng: Phòng khách của người hướng nội thường chú trọng vào phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và giải trí của gia chủ, không nhất thiết phải là nơi tiếp khách chính. Không gian thường tập trung vào sự riêng tư và thoải mái.
  • Vật liệu: Người hướng nội có xu hướng thích sự đơn giản và tông màu nhẹ nhàng. Những vật liệu mang sự mộc mạc, ấm áp có thể kể đến gỗ, vải hay da. Những vật liệu mang sự sang trọng thì có vật liệu đá xám, gạch màu trung tính.
  • Nội thất: Gia chủ hướng nội thường ưa chuộng đồ nội thất mang đến cảm giác thoải mái và ấm cúng như sofa mềm hay gối trang trí. Ngoài ra những đồ nội thất phục vụ nhu cầu thư giãn và giải trí có thể kể đến ghế đọc sách, bàn trà,…
  • Trang trí: Người hướng nội thường thích trang trí đơn giản hoặc những đồ trang trí mang ý nghĩa riêng đối với họ nhằm thể hiện phần nào tích cách của gia chủ.
  • Ánh sáng: Thường là những mẫu đèn có thiết kế đơn giản, tập trung vào công năng là chiếu sáng và mang sự ấm áp cho căn phòng.
noi-that-huong-noi-phong-khach-01
noi-that-huong-noi-phong-khach-02
noi-that-huong-noi-phong-khach-03

2. Phòng bếp:

  • Công năng: Gia chủ hướng nội thường chú trọng đến việc tối ưu hóa công năng của không gian. Các khu vực như nấu ăn, chuẩn bị và kho lưu trữ phải được sắp xếp hợp lý để quy trình nấu ăn được hiệu quả.
  • Vật liệu: Vật liệu trong phòng bếp thường có sự đơn giản và tinh tế. Màu sắc nhẹ nhàng như trắng, be, xám mang lại cảm giác thư giãn. Các vật liệu dễ bảo quản và làm sạch là ưu tiên hàng đầu, nhằm chống bám bẩn hay tác động của dầu mỡ. Ngoài ra vật liệu cũng phải có tính bền bỉ và mang vẻ đẹp đặc trưng.
  • Nội thất: Với người hướng nội, phòng bếp cũng được xem như một không gian thư giãn và sáng tạo. Các thiết bị bếp và không gian lưu trữ cần được tối ưu cho hoạt động nấu nướng cũng như bộ bàn ăn cần phải mang lại sự thoải mái để trải nghiệm làm “đầu bếp” của họ trở thành một hoạt động giải trí và khám phá.
  • Trang trí: Thường là những trang trí đơn giản nhằm giảm bớt sự nhàm chán cho không gian như tranh treo tường hoặc thể hiện một chút “đáng yêu” từ gia chủ với chậu cây mini hay những điêu khắc nhỏ.
  • Ánh sáng: Với người hướng nội, ánh sáng tự nhiên trong phòng bếp là một yếu tố rất quan trọng. Nó đem lại sự sáng sủa và ấm cúng cho căn bếp, nhằm nâng cao tinh thần trải nghiệm “làm đầu bếp” của gia chủ. Ngoài ra, ánh sáng nhân tạo cũng cần được chú trọng cung cấp đủ ánh sáng cho khu vực nấu ăn, “nhấn nhá” những vị trí quan trọng nhằm tăng sự tập trung cho người làm bếp.
noi-that-huong-noi-phong-bep-01
noi-that-huong-noi-phong-bep-02
noi-that-huong-noi-phong-bep-03

3. Phòng ngủ:

  • Công năng: Phòng ngủ của người hướng nội chủ yếu được thiết kế để đảm bảo môi trường tốt nhất cho giấc ngủ. Không gian phải đảm bảo được sự riêng tư, thoải mái và yên tĩnh.
  • Vật liệu: Sử dụng vật liệu như vải và gỗ để tạo nên không gian ấm cúng và thoải mái. Màu sắc vật liệu sử dụng những tông màu trung tính, ấm áp nhằm mang đến tâm lý thoải mái và đảm bảo giấc ngủ cho chủ nhà.
  • Nội thất: Giường ngủ là đồ nội thất chính trong không gian này, phải đảm bảo mang lại sự thoải mái cho gia chủ, không cảm thấy mệt mỏi sau mỗi lần thức dậy. Ngoài trong phòng có thể bố trí ghế đọc sách và bàn trà nhỏ để chủ nhà có thể thưởng thức không gian riêng tư ngay tại phòng ngủ của mình.
  • Trang trí: Trang trí thường được tối giản và đem lại không khí gần gũi cho căn phòng. Có thể là một bức tranh với tông màu dịu nhẹ hay một chiếc đèn với ánh sáng điểm nhấn ấm áp. Ngoài ra không thể thiếu rèm cửa mang lại sự riêng tư cho chủ nhà.
  • Ánh sáng: Áng sáng nhẹ nhàng và ấm áp giúp chủ nhà cảm thấy thư thái và dễ đi vào giấc ngủ.
noi-that-huong-noi-phong-ngu-01
noi-that-huong-noi-phong-ngu-02
noi-that-huong-noi-phong-ngu-03

III. Các mẫu phong cách thiết kế nội thất cho người hướng nội

Dựa vào những đặc điểm chung của người hướng nội, có bốn phong cách kiến trúc phù hợp đó là Scandinavian, Minimalist, Wabi-sabi và truyền thống Việt Nam. Để hiểu rõ hơn tại sao bốn phong cách này phù hợp với người hướng nội, các bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Thiết kế không gian sống cho người hướng nội

Sau đây là những mẫu thiết kế nội thất theo bốn phong cách trên:

Scandinavian:

scandinavian-khach
scandinavian-bep
scandinavian-ngu

Minimalist:

minimalist-khach
minimalist-bep
minimalist-ngu

Wabi-sabi:

wabi-sabi-khach
wabi-sabi-bep
wabi-sabi-ngu

Truyền thống Việt Nam:

vn-khach
vn-bep
vn-ngu
kien-truc-bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi

Phân biệt kiến trúc Bắc Âu, kiến trúc Tối giản và kiến trúc Wabi-sabi

Phân biệt kiến trúc Bắc Âu, kiến trúc Tối giản và kiến trúc Wabi-sabi

I. Sự khác nhau giữa phong cách kiến trúc Bắc Âu, Tối giản và Wabi-sabi

Để có thể hiểu chi tiết hơn ba phong cách này, bạn có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau: Top 9 phong cách kiến trúc nổi tiếng nhất trên Thế giới.

1. Màu sắc

Mặc dù cả ba phong cách đều sử dụng màu sắc trung tính, nhưng kiến trúc Bắc Âu sử dụng màu nhẹ nhàng, ấm áp. Kiến trúc Tối giản thường sử dụng màu trắng, đen, xám. Wabi-sabi sử dụng màu sắc tự nhiên và mờ nhạt theo thời gian.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-mau-sac-01

Kiến trúc Bắc Âu mang màu sắc ấm áp, nhẹ nhàng.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-mau-sac-02

Trắng, đen, xám là màu sắc đặc trưng của Tối giản.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-mau-sac-03

Wabi-sabi mang màu sắc phai mờ của thời gian.

2. Không gian

Kiến trúc Bắc Âu tập trung vào ánh sáng tự nhiên tạo ra sự thoải mái, ấm áp. Kiến trúc Tối giản thì tập trung vào sự đơn giản, gọn gàng, sạch sẽ, không trang trí thừa thãi. Kiến trúc Wabi-sabi lại mang đến một không gian thô mộc, tĩnh lặng, không hoàn hảo và mang dấu vết của thời gian.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-khong-gian-01

Kiến trúc Bắc Âu mang đến không gian ấm áp.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-khong-gian-02

Kiến trúc Tối giản đặc trưng bởi sự “trống trải”.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-khong-gian-03

Kiến trúc Wabi-sabi mang không gian tĩnh lặng và thô mộc.

3. Trang trí

Kiến trúc Bắc Âu có sự hiện diện của đồ trang trí tự nhiên và thủ công. Kiến trúc Tối giản có xu hướng loại bỏ trang trí thừa thãi, còn kiến trúc Wabi-sabi sử dụng những đồ thủ công thô mộc, mang ý nghĩa lịch sử và bền vững.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-trang-tri-01

Kiến trúc Bắc Âu sử dụng đồ thủ công làm trang trí.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-trang-tri-02

Kiến trúc Tối giản có xu hướng không trang trí thừa thãi.

bac-au-vs-toi-gian-vs-wabisabi-trang-tri-03

Kiến trúc Wabi-sabi sử dụng đồ thô mộc và có dấu hiệu phai mờ của thời gian.

4. Mối liên kết với thời gian

Kiến trúc Bắc Âu thể hiện sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Kiến trúc Tối giản thường thể hiện sự tương tác với hiện tại và tương lai, trong khi kiến trúc Wabi-sabi lại thể hiện sự tôn trọng với quá khứ và sự thay đổi theo thời gian.

kien-truc-bac-au-hinh-dang-1

Kiến trúc Bắc Âu mang nét truyền thống và hiện đại.

kien-truc-toi-gian

Kiến trúc Tối giản cùng hiện tại hướng đến tương lai.

nha-huong-noi-wabisabi-01

Kiến trúc Wabi-sabi tôn trọng quá khứ và thời gian.

II. Tổng hợp

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai phong cách cũng như đặc điểm chung của cả hai.

Bac-Au-vs-Toi-gian-vs-Wabisabi-4-5
Bac-Au-vs-Toi-gian-vs-Wabisabi-16-9
kien-truc-hien-dai-vs-toi-gian

Phân biệt kiến trúc Hiện đại và kiến trúc Tối giản

Phân biệt kiến trúc Hiện đại và kiến trúc Tối giản

I. Sự khác nhau giữa kiến trúc Hiện đại và kiến trúc Tối giản

Để có thể hiểu chi tiết hơn hai phong cách này, bạn có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau: Top 9 phong cách kiến trúc nổi tiếng nhất trên Thế giới.

Kiến trúc Hiện đại và kiến trúc Tối giản có những điểm khác nhau sau:

1. Nguyên tắc thiết kế: Dù cả hai đều hướng đến sự đơn giản và công năng nhưng phong cách Hiện đại tập trung vào công năng và tiện ích nhiều hơn, sử dụng công nghệ mới, trong khi phong cách Tối giản tập trung hoàn toàn vào sự đơn giản, loại bỏ những thứ không cần thiết.

kien-truc-hien-dai-vs-toi-gian-cong-nang-01

Kiến trúc Hiện đại tập trung vào công năng và tiện ích.

kien-truc-hien-dai-vs-toi-gian-cong-nang-02

Kiến trúc Tối giản tập trung vào sự đơn giản và tối ưu.

2. Màu sắc: Dù cả hai sử dụng màu sắc đơn giản, kiến trúc Hiện đại sử dụng màu sắc đa dạng hơn và có phần táo bạo. Kiến trúc Tối giản sử dụng màu sắc có phần “nhạt nhẽo” hơn, thường chỉ sử dụng một hoặc hai màu chính. Màu trắng thường được sử dụng làm màu nền chủ đạo.

3. Hình khối: Kiến trúc Hiện đại có hình khối sáng tạo hơn, tạo nên ấn tượng cho công trình. Kiến trúc Tối giản sử dụng các đường nét đơn giản xuyên suốt cấu trúc và lặp lại, tạo nên không gian gọn gàng.

kien-truc-hien-dai-vs-toi-gian-mau-sac-hinh-khoi-01

Kiến trúc Hiện đại đa dạng về màu sắc và hình khối.

kien-truc-hien-dai-vs-toi-gian-mau-sac-hinh-khoi-02

Kiến trúc Tối giản đặc trưng bởi hình khối cơ bản và màu đơn sắc.

4. Trang trí: Mặc dù cả hai đều tối giản trong trang trí nhưng phong cách Hiện đại thường sử dụng các đồ trang trí như tranh, tác phẩm nghệ thuật, đèn trang trí làm nổi bật không gian. Đồ trang trí trong kiến trúc Tối giản được giữ ở mức tối thiểu để tạo một không gian trật tự và thanh lịch.

kien-truc-hien-dai-vs-toi-gian-trang-tri-01

Kiến trúc Hiện đại sử dụng đồ trang trí làm nổi bật không gian.

kien-truc-hien-dai-vs-toi-gian-trang-tri-02

Kiến trúc Tối giản làm nổi bật không gian bằng sự “trống trải”.

II. Tổng hợp

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai phong cách cũng như đặc điểm chung của cả hai.

Hien-dai-vs-Toi-gian-4-5
Hien-dai-vs-Toi-gian-16-9
Hien-dai-vs-toi-gian-bieu-do
kien-truc-hien-dai-vs-hau-hien-dai

Phân biệt kiến trúc Hiện đại và kiến trúc Hậu hiện đại

Phân biệt kiến trúc Hiện đại và kiến trúc Hậu hiện đại

I. Sự khác nhau giữa kiến trúc Hiện đại và kiến trúc Hậu hiện đại

Kiến trúc Hiện đại xuất hiện và phát triển vào thời điểm sau Cách mạng Công nghiệp. Phong cách này đi theo tinh thần của thời đại, tập trung vào sự tinh gọn và hiệu quả sử dụng. Kiến trúc Hiện đại đặc trưng bởi việc sử dụng vật liệu công nghiệp như thép và kính, có hình dáng đơn giản, không trang trí phức tạp, thay vào đó tập trung vào sự tinh tế trong tỷ lệ, ánh sáng và không gian.

Kiến trúc Hậu hiện đại là sự tiếp tục và phát triển của kiến trúc Hiện đại, nhưng có xu hướng phá cách, không giới hạn bởi các quy tắc truyền thống. Phong cách này có sự phối hợp linh hoạt giữa yếu tố truyền thống và các ý tưởng táo bạo, tạo nên những thiết kế kiến trúc độc đáo về hình dáng, màu sắc, không gian.

Để hiểu rõ hơn hai phong cách này, bạn có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau: Top 9 phong cách kiến trúc nổi tiếng nhất trên Thế giới.

Cả hai đều là phong cách kiến trúc quan trọng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20 nhưng hai phong cách này lại có sự khác biệt trái ngược hoàn toàn:

1. Kiến trúc Hiện đại tập trung vào thể hiện công năng rõ ràng, hình khối đặc trưng bởi sự khúc chiết, thẳng và phẳng. Kiến trúc Hậu hiện đại thường có tính chất trái ngược và đánh đổ chuẩn mực của Kiến trúc Hiện đại, đa dạng và kết hợp nhiều phong cách trong cùng một thiết kế.

kien-truc-hien-dai-vs-hau-hien-dai-hinh-khoi-01

Kiến trúc Hiện đại đặc trưng bởi “thẳng và phẳng”.

kien-truc-hien-dai-vs-hau-hien-dai-hinh-khoi-02

Kiến trúc Hậu hiện đại đa dạng về hình khối và kết hợp nhiều phong cách.

2. Kiến trúc Hiện đại thường sử dụng màu trung tính như trắng, đen và xám với điểm nhấn màu sắc hiếm hoi. Kiến trúc Hậu hiện đại sử dụng màu tươi sáng một cách phóng khoáng để tạo ra sự tương phản.

kien-truc-hien-dai-vs-hau-hien-dai-mau-sac-01

Kiến trúc Hiện đại thường sử dụng màu trung tính.

kien-truc-hien-dai-vs-hau-hien-dai-mau-sac-02

Kiến trúc Hậu hiện đại đa dạng về sử dụng máu sắc.

3. Kiến trúc Hiện đại tránh tuyệt đối những chi tiết trang trí phi công năng, trong khi Kiến trúc Hậu hiện đại thúc đẩy sự sáng tạo trong trang trí, bao gồm cả yếu tố hài hòa và đối lập.

kien-truc-hien-dai-thien-nhien-2

Kiến trúc Hiện đại tập trung và công năng, không có chi tiết thừa thãi.

kien-truc-hau-hien-dai-pha-tron-2

Kiến trúc Hậu hiện đại mang đến sự sáng tạo và phi truyền thống.

4. Kiến trúc Hiện đại tập trung vào tương lai trong khi Kiến trúc Hậu hiện đại có sự tương tác với quá khứ, kết hợp truyền thống và hiện đại trong cùng một thiết kế tạo sự phong phú và thú vị.

kien-truc-hien-dai-bat-doi-xung-3

Hướng đến tương lai là đặc điểm của kiến trúc Hiện đại.

kien-truc-hau-hien-dai-pha-quy-tac-3

Tương tác với quá khứ, kết hợp hiện đại là đặc trưng của kiến trúc Hậu hiện đại.

5. Kiến trúc Hiện đại sử dụng vật liệu công nghiệp như kính và thép. Kiến trúc Hậu hiện đại có sự đa dạng hơn về vật liệu, có sử dụng cả vật liệu truyền thống và hiện đại.

kien-truc-hien-dai-vs-hau-hien-dai-vat-lieu-01

Kính và thép là hai vật liệu thường thấy trong kiến trúc Hiện đại.

kien-truc-hien-dai-vs-hau-hien-dai-vat-lieu-02

Kiến trúc Hậu hiện đại có sự kết hợp giữa vật liệu truyền thống và hiện đại.

II. Tổng hợp

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai phong cách cũng như đặc điểm chung của cả hai.

Hien-dai-vs-Hau-hien-dai-4-5
Hien-dai-vs-Hau-hien-dai-16-9
Nha Huong ngoai-featured-image

Thiết kế không gian sống cho người hướng ngoại

Thiết kế không gian sống cho người hướng ngoại

I. Ngôi nhà mà người hướng ngoại mong muốn

Ngôi nhà mà người hướng ngoại ưa thích thường bao gồm những đặc điểm sau:

1. Không gian mở và rộng rãi: Người hướng ngoại thường thích những không gian rộng lớn. Có nhiều cửa sổ lớn, các không gian ngoài trời như ban công, sân vườn tạo kết nối với môi trường xung quanh.

nha-huong-ngoai-khong-gian-mo-01
nha-huong-ngoai-khong-gian-mo-02
nha-huong-ngoai-khong-gian-mo-03

Không gian mở là không gian điển hình của người hướng ngoại.

2. Màu sắc tươi sáng và năng động: Họ thường ưa chuộng những màu sắc làm cho không gian trở nên sống động và lôi cuốn.

nha-huong-ngoai-mau-sac-01
nha-huong-ngoai-mau-sac-02
nha-huong-ngoai-mau-sac-03

Màu sắc đa dạng thể hiện cá tính.

3. Thiết kế độc đáo, sáng tạo: Họ thích những thiết kế độc lạ, thể hiện được cá tính đặc sắc của họ.

nha-huong-ngoai-doc-dao-01
nha-huong-ngoai-doc-dao-02
nha-huong-ngoai-doc-dao-03

Thiết kế độc lạ, mang cá tính riêng.

4. Tương tác với tự nhiên: Người hướng ngoại thường ưa chuộng không gian cảnh quan với nhiều cây cảnh quý hiếm và độc lạ. Không gian có nhiều màu sắc của nhiều loại cây khác nhau, mang lại sự hấp dẫn và mới lạ.

nha-huong-ngoai-thien-nhien-01
nha-huong-ngoai-thien-nhien-02
nha-huong-ngoai-thien-nhien-03

Không gian thiên nhiên của người hướng ngoại mang nhiều màu sắc và dáng cây độc lạ.

5. Không gian ngoài trời: Một vị trí không thể thiếu để tổ chức những bữa tiệc đông người.

nha-huong-ngoai-ngoai-troi-01
nha-huong-ngoai-ngoai-troi-02
nha-huong-ngoai-ngoai-troi-03

Không gian ngoài trời giúp tổ chức tiệc tùng và mời bạn bè tham dự.

II. Phong cách kiến trúc phù hợp với người hướng ngoại

Dựa trên những đặc điểm chung của người hướng ngoại, sau đây là một số gợi ý phong cách kiến trúc phù hợp:

1. Phong cách Hiện đại

Với thiết kế sạch sẽ, không gian mở và tập trung vào công năng, phong cách này thúc đẩy tính cởi mở và sáng tạo. Các không gian liên kết với nhau thường tạo điều kiện cho việc tiếp đón bạn bè và tổ chức sự kiện.

nha-huong-ngoai-modern-01
nha-huong-ngoai-modern-02
nha-huong-ngoai-modern-03

Thiết kế hiện đại mang đến không gian mở cho các hoạt động ngoài trời.

2.Phong cách Hậu hiện đại

Giống như phong cách Hiện đại nhưng có thêm sự sáng tạo và mới lạ trong thiết kế. Phong cách Hậu hiện đại mang lại cảm giác mới mẻ và thôi thúc bản năng khám phá của người hướng ngoại. Đồng thời tính độc lạ giúp họ thể hiện cá tính của mình với môi trường xung quanh.

nha-huong-ngoai-postmodern-01
nha-huong-ngoai-postmodern-03

Kiến trúc Hậu hiện đại mang đến sự độc lạ và cá tính của chủ nhà.

3. Phong cách Scandinavian

Sự gọn gàng và việc sử dụng ánh sáng tự nhiên tạo nên một không gian mở và thoải mái phù hợp với người hướng ngoại.

nha-huong-ngoai-scandi-01
nha-huong-ngoai-scandi-02
nha-huong-ngoai-scandi-03

Kiến trúc Scandinavian mang thiên nhiên đến không gian sống cho người hướng ngoại.

4. Phong cách Cổ điển

Phong cách Cổ điển thường mang đến sự ấn tượng mạng mẽ với chi tiết tinh xảo, tạo nên một không gian thú vị, thể hiện sở thích cá nhân và cái tôi. Điều này phù hợp với người hướng ngoại bởi họ thường tìm kiếm không gian sống có sự đa dạng và màu sắc.

nha-huong-ngoai-classic-01
nha-huong-ngoai-classic-02
nha-huong-ngoai-classic-03

Kiến trúc Cổ điển mang đến sự uy nghi, mạnh mẽ.

5. Phong cách Tân cổ điển

Phong cách này thường mang đến không gian sống sang trọng và đa dạng. Các yếu tố từ màu sắc, vật liệu đến trang trí được tổ chức hài hòa, thể hiện sự sáng tạo và tinh tế của người hướng ngoại.

nha-huong-ngoai-neoclassic-01
nha-huong-ngoai-neoclassic-02
nha-huong-ngoai-neoclassic-03

Kiến trúc Tân cổ điển mang sự sang trọng và tinh tế.

III. Những lưu ý cho “ngôi nhà hướng ngoại” theo từng phong cách

Nha-Huong-ngoai-4-5
Nha-Huong-ngoai-16-9
nha-huong-noi-featured-image

Thiết kế không gian sống cho người hướng nội

Thiết kế không gian sống cho người hướng nội

I. Những điều phải có trong một “không gian hướng nội”

Ngôi nhà mà người hướng nội ưa thích thường bao gồm những đặc điểm sau:

1. Không gian riêng tư, yên tĩnh: Người hướng nội thường hướng đến những không gian tĩnh lặng. Họ cảm thấy thoải mái trong môi trường ít ồn ào và ít có sự xâm phạm vào sự riêng tư, cá nhân. Đây cũng là nơi lý tưởng để họ dành thời gian cho sự sáng tạo và suy nghĩ riêng của bản thân.

2. Màu sắc nhẹ nhàng: Họ thường ưa chuộng những màu sắc nhẹ nhàng, không quá nổi bật, giúp họ cảm thấy thoải mái trong không gian của riêng họ.

nha-huong-noi-rieng-tu-mau-sac-01
nha-huong-noi-rieng-tu-mau-sac-02
nha-huong-noi-rieng-tu-mau-sac-03

Riêng tư là không gian điển hình của người hướng nội.

3. Nội thất đơn giản và mang màu sắc cá nhân: Họ sử dụng đồ nội thất đơn giản và không thừa thãi nhằm tránh để không gian trở nên chật chội. Và các món đồ của họ thường mang giá trị cá nhân và câu chuyện riêng trong đó.

nha-huong-noi-noi-that-01
nha-huong-noi-noi-that-02
nha-huong-noi-noi-that-03

Nội thất đơn giản và mang một ý nghĩa riêng.

4. Tương tác với tự nhiên: Người hướng nội thường ưa những không gian có nhiều ánh sáng tự nhiên và khu vực xanh xung quanh để tạo nên môi trường thư giãn và kết nối với thiên nhiên.

nha-huong-noi-tu-nhien-01
nha-huong-noi-tu-nhien-02
nha-huong-noi-tu-nhien-03

Kết nối với thiên nhiên đem lại cảm giác yên bình cho người hướng nội.

5. Không gian tối ưu: Họ thích những không gian vừa phải, không quá rộng nhưng cũng không quá nhỏ, ít đồ đạc để cảm thấy thư giãn và thoải mái.

6. Tiện nghi, công năng: Họ thích được ở trong một không gian có công năng được vận hành theo quy trình với nhiều tiện nghi. Điều này phù hợp với lối tư duy sâu và thích sáng tạo của người hướng nội.

nha-huong-noi-khong-gian-cong-nang-01
nha-huong-noi-khong-gian-cong-nang-02
nha-huong-noi-khong-gian-cong-nang-03

Không gian tiện nghi mang lại cảm giác thoải mái cho người hướng nội.

7. Kết hợp nghệ thuật và thiết kế: Với người hướng nội, không gian không chỉ là nơi sống mà còn là bức tranh thể hiện chính họ. Vì vậy không gian kết hợp nghệ thuật và thiết kế có thể tương tác với tâm hồn, giúp họ tìm thấy sự tĩnh lặng và yên bình.

nha-huong-noi-nghe-thuat-02
nha-huong-noi-nghe-thuat-01
nha-huong-noi-nghe-thuat-03

Nghệ thuật giúp người hướng nội được là chính mình trong không gian của họ.

II. Phong cách kiến trúc phù hợp với người hướng nội

Thông thường tính cách và sở thích mỗi cá nhân sẽ quyết định phong cách kiến trúc phù hợp nhất cho không gian sống của họ. Tuy nhiên, dựa vào những đặc điểm chung trên, những phong cách kiến trúc sau có thể phù hợp với người hướng nội:

1. Scandinavian

Phong cách này nổi tiếng với sự đơn giản, hòa hợp với thiên nhiên, tạo nên không gian tĩnh lặng, thoải mái. Điều này phù hợp với những người luôn cần một môi trường tránh xa sự ồn ào, giúp họ tìm được sự yên bình. Scandinavian mang đến cảm giác thoải mái nhờ sử dụng ánh sáng tự nhiên, màu sắc nhẹ nhàng và vật liệu tự nhiên như gỗ, da, tạo nên một không gian ấm áp và thân thiện.

nha-huong-noi-scandinavian-01
nha-huong-noi-scandinavian-02
nha-huong-noi-scandinavian-03

Scandinavian mang yên bình và riêng tư cùng thiên nhiên.

2. Minimalist

Đây là phong cách đặc trưng bởi việc tập trung vào sự tối giản, mang lại một môi trường dễ kiểm soát, tạo ra sự gọn gàng. Bằng cách giảm bớt sự phức tạp, Minimalist tạo nên một không gian “trống trải”, giúp người hướng nội tìm kiếm sự yên bình trong tâm hồn và thúc đẩy sự tập trung trong suy nghĩ.

nha-huong-noi-minimalist-01
nha-huong-noi-minimalist-02
nha-huong-noi-minimalist-03

Minimalist mang sự gọn gàng và ngăn nắp cho không gian.

3. Wabi-sabi

Phong cách wabi-sabi xuất phát từ triết lý Nhật Bản về sự đơn giản, wabi-sabi tôn trọng sự không hoàn hảo, nhấn mạnh vẻ đẹp của thời gian và tự nhiên. Người hướng nội có thể tìm kiếm sự bình yên và tĩnh lặng trong một không gian wabi-sabi, nơi họ có thể tìm kiếm sự hoàn hảo trong cái không hoàn hảo.

nha-huong-noi-wabisabi-01
nha-huong-noi-wabisabi-02
nha-huong-noi-wabisabi-03

Wabi-sabi mang sự yên tĩnh đến từ những điều không hoàn hảo.

4. Truyền thống Việt Nam

Phong cách mang lại sự gần gũi và bình yên bởi người hướng nội thường cảm thấy thoải mái trong môi trường truyền thống. Một không gian mang đậm sự gần gũi với tự nhiên và quê hương, những hình ảnh thân thuộc và hoài niệm giúp họ tìm kiếm sự bình an, ổn định và thoải mái.

nha-huong-noi-truyen-thong-vn-03
nha-huong-noi-truyen-thong-vn-01
nha-huong-noi-truyen-thong-vn-02

Kiến trúc Truyền thống Việt Nam mang đến sự gần gũi và dân gian.

III. Làm thế nào để tạo ra ngôi nhà hướng nội theo từng phong cách

Để tạo nên một không gian sống phù hợp với từng phong cách, bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp các bạn dễ dàng hình dung được từng yếu tố đặc trưng mà các phong cách này thể hiện:

Nha-huong-noi-4-5
Nha-huong-noi-16-9
kien-truc-truyen-thong-vn-vs-dong-duong

Phân biệt kiến trúc Truyền thống Việt Nam và kiến trúc Đông Dương

Phân biệt kiến trúc Truyền thống Việt Nam và kiến trúc Đông Dương

I. Sự khác nhau giữa kiến trúc Truyền thống Việt Nam và kiến trúc Đông Dương

Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt này, bạn có thể khám phá đặc điểm của từng phong cách thông qua bài viết sau: Top 9 phong cách kiến trúc nổi tiếng nhất trên Thế giới.

Hai phong cách kiến trúc có sự khác biệt rõ rệt như sau:

1. Kiến trúc truyền thống Việt Nam mang đậm nét văn hóa phương Đông và giữ gìn tinh hoa bản sắc dân tộc. Còn kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống châu Á và kiến trúc Cổ điển Pháp.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-van-hoa-01

Kiến trúc Truyền thống Việt Nam đậm nét văn hóa phương Đông.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-van-hoa-02

Kiến trúc Đông Dương kết hợp hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

2. Kiến trúc truyền thống Việt Nam sử dụng màu sắc giàu tính dân gian và gần gũi như màu nâu gỗ, đỏ gạch,… Kiến trúc Đông Dương sử dụng màu trắng – vàng đặc trưng, tái hiện sự cao quý và quyền lực của vương triều.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-mau-sac-01

Kiến trúc Truyền thống Việt Nam mang màu sắc dân gian và gần gũi.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-mau-sac-02

Kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi hai màu trắng và vàng.

3. Kiến trúc truyền thống Việt Nam sử dụng thuần vật liệu địa phương như gạch, gỗ, tre,… Trong đó gỗ thường là vật liệu chính. Kiến trúc Đông Dương chủ yếu sử dụng vật liệu kim loại, thép kết hợp với vật liệu địa phương ở Việt Nam như gỗ, tre, mây.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-vat-lieu-01

Gỗ là vật liệu đặc trưng không thể thiếu của kiến trúc Truyền thống Việt Nam.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-vat-lieu-02

Kiến trúc Đông Dương kết hợp vật liệu địa phương với vật liệu hiện đại.

4. Kiến trúc truyền thống Việt Nam mang nét đẹp giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng và gần gũi. Kiến trúc Đông Dương mang vẻ đẹp cách tân của Pháp.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-ve-dep-01

Giản dị là vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc Truyền thống Việt Nam.

truyen-thong-viet-nam-vs-dong-duong-ve-dep-02

Kiến trúc Đông Dương đặc trưng với vẻ đẹp cách tân của Pháp.

II. Tổng hợp

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai phong cách cũng như đặc điểm chung của cả hai.

Truyen-thong-vs-Indochine-4-5
Truyen-thong-vs-Indochine-16-9
error: Content is protected !!